Các loài hoa

Thư viện các loài hoa, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

Ý nghĩa hoa sala – loài hoa linh thiêng trong Phật giáo

Sala hay tha la được biết tới là loài hoa biểu tượng cho Phật giáo.Chúng mang tới sự thanh tịnh, an yên cho khu vực trồng cũng như bất cứ tín đồ nào chiêm ngưỡng. Bên cạnh loài cây có hương thơm ngọt ngào, quyến rũ, ý nghĩa hoa sala cũng vô cùng đặc biệt và độc đáo.

1. Đặc điểm hoa sala

Hoa sala có điểm độc đáo là chúng mọc từ chính thân cân với độ dài có thể lên tới 80 cm. Vào mùa hoa, một cây sala lớn có thể nở tới hơn 1000 hoa một ngày, Hoa sala sở hữu hương thơm ngọt ngào, quyến rũ, vào ban đêm và sáng sớm thì hương thơm càng nồng nàn hơn nữa. Chính bởi hương thơm này đã thu hút rất nhiều loài ong tới hút mật, lấy chất dinh dưỡng.

Đặc điểm hoa sala

Thông thường, một chùm hoa sala sẽ bao gồm nhiều bông hoa nhỏ khác nhau. Những bông hoa này thường có đường kính dài từ 6-14cm với 6 cánh hoa chính xen kẽ khoảng 2-3 cánh hoa phụ nhỏ. Hoa sala có màu chủ đạo là đỏ, xem kẽ hồng và các vân vàng mỏng hướng vào tâm hoa.

Nhụy hoa sala đặc biệt làm nên ý nghĩa hoa sala rất riêng với màu hồng sáng, bản lớn và dày. Nhụy hoa thường mọc lệch từ 1 bên và hơi cong hướng về tâm hoa. Hoa Sala nở quanh năm, tuy nhiên chúng  rộ nhất vào thời điểm từ tháng 2 đến tháng 5.

Hoa Sala nở quanh năm

2. Ý nghĩa hoa sala

Hoa sala mang ý nghĩa linh thiêng của Phật Giáo

Ý nghĩa hoa sala thể hiện rõ nét nhất trong Phật giáo. Hoa sala được xem như hiện thân cho cách nhìn cuộc sống đơn giản, thuần khiết không chứa đựng thành kiến, là vô ưu. Những người vô ưu là những người sống không phân biệt giàu nghèo, gia cấp, không phân biệt tốt xấu,… Loài hoa này theo quan niệm sẽ hướng người ta tìm về bản tính có sẵn từ khi lọt lòng, hiền lành và yêu thương tất cả mọi người…

Hoa sala mang ý nghĩa linh thiêng của Phật Giáo

Bên cạnh đó, hoa sala cũng được xem như Thánh Hoa, hoa của Phật. Ý nghĩa này theo tương truyền, thái tử Siddhattha, tiền thân Đức Phật Thích Ca được sinh hạ bên cây sala tại vườn Lumbini Sala grove nằm cách biên giới Ấn Độ vài km.

Ý nghĩa hoa sala cũng được nhận định là biểu tượng cho Dharma – Phật Pháp – tượng trưng cho lòng nhân đức, bao dung, trung thành và sự thông thái. Khi Đức Phật về cõi niết bàn, ngài đã lựa chọn nơi tịnh giữa 1 cây sala. Do đó, trong những bức phù điêu về Sleeping Buddha đều không thể thiếu hình ảnh hoa sala nở rộ.

Biểu tượng của tình yêu

Người Ấn Độ quan niệm, ý nghĩa hoa sala trong tình yêu chính là tượng trưng như thân hình người phụ nữ. Người Ấn Độ tin rằng khi phụ nữ chạm đến thì cây sẽ nở hoa. Do đó, các thiếu nữ thường sử dụng chân trái của mình chạm vào cây sala giúp cây mau nở hoa. Bên cạnh đó, các tín đồ Ấn Độ giáo còn tin rằng hoa sala là biểu tượng của tình yêu.

biểu tượng của tình yêu

3. Sự tích hoa sala

Ý nghĩa hoa vô ưu gắn liền với truyền thuyết của loài hoa này. Hiện nay có khá nhiều sự tích hình thành hoa sala.

Hoa sala khi nở có hình dạng giống với thần rắn Naga, mỗi bông hoa khi nở đều có đầu và phần mang tượng trưng cho rắn hổ mang. Theo truyền thuyết, đây là loài rắn giúp bảo vệ Đức Phật lúc ngài ngồi thiền bảy bảy bốn chín ngày trước gốc cây bồ đề. Đức Phật được hoàng hậu Maya sinh ra dưới gốc cây sala. Cây sala đã chìa 1 cành để hoàng hậu nắm lấy sinh hạ Đức Phật. 

Trong kinh Đại Bát Niết Bàn lại truyền rằng Đức Phật khi đi vào cõi  Niết Bàn khi ngồi thiền dưới 2 gốc cây sala. Thời điểm này không phải mùa ra hoa nhưng Đức Phật nằm nghỉ dưới gốc cây thì cây Sala bổng nở rộ những cánh hoa rơi xuống giống như đang muốn đưa tiễn Đức Phật đi vào Niết Bàn. Do đó, ý nghĩa hoa sala thường gắn liền với Phật giáo. 

Sự tích hoa sala

Một câu chuyện khác về sự tích hoa sala là việc thái tử Tất Đạt Đa chính là Đức Phật sau này được sinh ra dưới vòm cây Sala. Do đó, loài hoa này được dùng để sử dụng vào ngày Phật Đản. Thái tử Tất Đạt Đa sau khi sinh dưới cây sala đã có thể tự đứng dậy bước đi bảy bước. Tương truyền rằng mỗi bước của Đức Phật đều để lại một bông hoa sen đỡ lấy chân ngài.

Ý nghĩa hoa sala gắn liền với Phật giáo, là biểu tượng cho sự tín ngưỡng. Hiện nay, hoa sala được trồng chủ yếu trong đền, chùa Việt Nam vừa che bóng mát, vừa giúp Phật tử được hanh thông, vô ưu.

Share: Facebook Twitter Linkedin
Trả lời

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *