Tuổi thơ của những đứa trẻ làng quê Việt Nam luôn gắn với những bông hoa gạo. Những bông hoa gạo đỏ rực gợi nhớ ký ức về những buổi trưa hè cùng nhau đi nhặt hoa, ký ức cùng nhau nô đùa và trưởng thành. Không chỉ có vậy, ý nghĩa hoa gạo còn nhiều hơn thế.
1. Đặc điểm của loài hoa gạo
Cây hoa hoa gạo là loại cây thuộc họ Bombax, người Trung Quốc thường hay gọi loại cây này là Mộc Miên hay Hồng Miên. Hoa gạo xuất hiện nhiều và được xem như biểu trưng tại các vùng Quảng Châu, Cao Hùng (Đài Loan) và miền quê Nam Định (Việt Nam).
Hoa gạo ở Việt Nam gắn liền với hình ảnh bến nước đầu làng, giữa cánh đồng lúa hay tại sân chùa. Với những người sinh ra và lớn lên ở quê, đây là loài hoa đã quá quen thuộc. Hoa gạo nở vào tháng 3, tháng giao mùa. Chúng gợi lên những ký ức, những hoài niệm của riêng mình.
Hoa gạo chỉ nở rộ lên khoảng 2 tuần, các nhiếp ảnh gia cũng thi nhau về làng quê chụp cho mình những bức ảnh hoa gạo. Cũng chính vì ý nghĩa hoa gạo đó mà loài hoa này đã đi vào thơ ca Việt Nam, thậm chí có cả những bộ phim riêng về loài hoa này.
2. Ý nghĩa hoa gạo
Ý nghĩa hoa gạo – biểu tượng cho một tình yêu buồn
Ý nghĩa hoa gạo trong tình yêu thể hiện những cảm xúc mãnh liệt, chung thuỷ và kiên trì trong tình yêu lứa đôi. Màu sắc đỏ thắm của hoa gạo luôn nhắc nhở người ta nhớ tới câu chuyện buồn nơi cô gái đã gieo mình để hoá thân thành. Để người yêu nhận ra mình, cô gái đã hóa mình thành loài hoa mang màu sắc đỏ giống như màu chính chiếc khăn mà người yêu trao tặng.
Ý nghĩa hoa gạo – loài hoa chất phác như người nông dân
Hoa gạo là loài hoa gắn liền với làng quê Việt. Loài hoa ấy mang vẻ đẹp giản đơn, không kiêu sa nhưng có sức hút vô cùng mãnh liệt. Vẻ đẹp hoa gạo bắt nguồn từ chính tâm hồn của người nông dân Việt Nam với bản chất hiền lành, cam chịu, khiêm tốn của đất mẹ.
Hoa gạo mang 5 cánh với màu đỏ rực rỡ dưới nắng hè, nhụy hoa khum khum bé xinh xắn. Hoa gạo không kiêu sa, không thơm ngát mà cực kỳ gần gũi. Chúng mang trong mình vẻ đẹp gần gũi, giản dị như chính vùng đất mà chúng lớn lên. Ý nghĩa hoa gạo khi nở cũng rất đặc biệt, chúng được xem như dấu hiệu để con người sắp xếp công việc, sinh hoạt của mình cho phù hợp với thời điểm mùa hè.
Hoa gạo- loài hoa báo hiệu tháng 3 về
Hoa gạo dịu dàng bung nở báo hiệu một mùa hè đang tới với những chú ve và một mùa màng bội thu. Ý nghĩa hoa gạo biểu hiện cho mùa hè đang tới, kêu gọi mọi người sắp xếp công việc, đón chờ những niềm vui mới.
Mỗi mùa khác nhau trong năm lại có loài hoa tượng trưng khác nhau. Chúng thể hiện nét đẹp tự nhiên đồng thời lưu giữ ký ức của tuổi trẻ, tuổi thanh xuân. Những người đi xa chắc chắn sẽ không thể nào quên loài hoa đồng nội, mộc mạc nhưng không kém phần giản dị.
3. Sự tích hoa gạo
Chuyện xưa kể rằng ở một bản nọ có chàng trai nghèo đem lòng yêu cô gái sơn nữ xinh đẹp. Thế nhưng khi họ chuẩn bị tiến hành cưới thì trời đổ mưa lớn, cơn mưa lũ khiến ngôi nhà, lễ vật của chàng trai bị cuốn đi theo nước.
Dân bản thấy vậy vô cùng thương xót cho chàng trai nên đã trồng cây nêu bên cạnh để chàng lên trời hỏi sự tình. Khi ra đi, chàng buộc vào tay người yêu một tấm vải đỏ, mỗi đầu có tua năm cánh giống như lời thề thuỷ chung tình yêu của mình.
Lên đến trời gặp Ngọc Hoàng, chàng trai thưa: “Trần gian mưa nắng thất thường, cuộc sống con người rất cực khổ. Xin người hãy minh xét lại”.
Ngọc Hoàng thấy được sự tình, hỏi xem ai trông coi mưa nắng, một vị thần cho biết: “Đó là thần Sấm, nhưng thần vốn ham vui nên có lúc xao nhãng”.
Thần Sấm thưa: “Một mình thần không thể nào làm xuể được, xin người giữ chàng trai này ở lại giúp thần làm mưa”. Ngọc Hoàng cho phép và truyền nâng trời cao hơn đất để người hạ giới không lên được nữa. Chàng trai sau đó buộc phải ở lại làm thần Mưa. Nhưng giữa chốn trời cao, chàng quá thương nhớ người yêu, nước mắt chàng trai tuôn trào.
Về phía cô gái, ngày nào cô cũng đứng trên cây nêu trông ngóng người yêu về nhưng chẳng thấy. Một ngày tháng 3 nọ, Ngọc Hoàng có dịp vi hành xuống hạ giới tham quan. Cảm động chuyện tình của 2 người, Ngọc Hoàng cho cô gái một điều ước. Nàng thưa: “Xin người biến cây nêu này trở thành loài hoa thân thẳng, ngọn cao để thần thấy người yêu, dải vải đỏ biến thành bông hoa để anh ấy nhận ra thần”. Đáp ứng ước nguyện của nàng, cô gái gieo mình từ trên cao xuống.
Nhìn những bông hoa đỏ được nâng niu linh hồn người yêu, nước mắt thần Mưa rơi lã chã. Từ đó, người ta gọi loài hoa này là hoa gạo chúng mang màu đỏ rực tượng trưng cho tình yêu nồng thắm.