Thời điểm vào đông tháng 11 hàng năm, hoa kiều mạch nở rộ tại khu vực biên giới mà nổi tiếng nhất là Hà Giang. Với vẻ đẹp vừa hoang dại vừa thơ mộng, hoa kiều mạch khiến bất cứ ai cũng phải mê mẩn.
Đặc điểm hoa kiều mạch
Hoa kiều mạch hay còn được gọi là hoa tam giác mạch, mạch ba góc, lúa mạch đen,… thuộc họ rau răm. Cây kiều mạch được trồng nhiều ở các vùng khí hậu mát mẻ vùng núi phía Bắc như Hà Giang, Mộc Châu,…
Cây kiều mạch là cây thân thảo, thân cao từ 0,5 – 2m, có hình trụ tròn và phân thành nhiều nhánh ngắn. Lá mọc bên dưới hình tim trong khi phần lá trên ngọn cây có dạng mũi giáo. Hoa kiều mạch thường nở thành các chùm ở nách lá, nhánh cây hoặc đầu ngọn cây. Hoa kiều mạch chưa nở có dạng chóp nón. Khi hoa nở, chúng thường nở thành từng chùm với nhiều bông hoa 5 cánh nhỏ li ti. Khi mới nhú hoa kiều mạch sẽ có màu trắng, theo thời gian sẽ chuyển dần sang sắc hồng.
Sắc hoa Kiều mạch khi nở mang tới người chiêm ngưỡng sự hoang sơ. Hoa kiều mạch thường nở vào thời điểm từ tháng 7 đến tháng 11. Điều kiện lý tưởng của loài hoa này là khí hậu mát với nhiệt độ thích hợp từ 15- 22 độ C.
Ý nghĩa hoa kiều mạch
Hoa kiều mạch thể hiện trong tình yêu
Nhắc tới hoa kiều mạch người ta sẽ nhớ tới một tình yêu đẹp. Hoa kiều mạch với cánh hoa mong manh, mùi thơm dịu nhẹ khiến người thưởng thức liên tưởng tới mối tình đầu trong sáng thuần khiết. Tình đầu nhẹ nhàng thơ dại nhưng có mấy ai có thể tới được với nhau. Tình đầu là mối tình khiến nhiều người nhớ nhung cũng giống như hoa kiều mạch khi tàn, để lại sự tiếc nuối trong lòng người thưởng hoa. Vì thế hoa kiều mạch thẻ hiện sự tiếc thương chờ đợi nhưng cũng rất trân quý.
Thân hoa kiều mạch dù nhỏ nhưng lại chắc chắn, mang lại cảm giác cho một chuyện tình bền chặt. Hình ảnh cành hoa mỏng manh đung đưa kiên cường trước từng cơn gió cũng như tình yêu mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn.
Có lẽ bởi ý nghĩa hoa kiều mạch trong tình yêu mà người ta còn gọi đây là loài hoa nhân duyên.
Hoa kiều mạch thể hiện cho sức sống mãnh liệt
Hoa kiều mạch vốn là loại hoa không ưa nước, lại dễ sinh trưởng tại những khu vực cao nguyên sỏi đá. Đây cũng là loại hoa có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt nhất. Chỉ với một vài hạt giống hoa kiều mạch ban đầu gieo xuống vùng đất đai khô cằn, ta có thể nhìn thấy những khóm hoa tươi thắm đua nhau nở. Ý nghĩa hoa kiều mạch tượng trưng cho sức sống mãnh liệt kiên cường. Loài hoa mang vẻ đẹp mong manh như sức sống bền bỉ, kiêu sa trước thiên nhiên của vùng cao nguyên đá.
Cánh đồng hoa kiều mạch nhẹ nhàng, bồng bềnh đong đưa trong gió, từng cánh hoa nhỏ bé mỏng manh vẫn nở rộ dưới sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Hình ảnh kiên cường của hoa kiều mạch cũng là hình ảnh thể hiện cho sự kiên cường, tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam ta. Đứng trước khó khăn không chịu khuất phục, cố gắng vươn lên, cố gắng chiến đấu vì một tương lai hạnh phúc phía trước.
Loài hoa gợi nhớ làng quê dân giã
Loài hoa hoang dại với vẻ đẹp dịu dàng, mỏng manh gợi cho mỗi người con xa quê nhớ về ký ức tuổi thơ trong sáng đẹp đẽ với làng quê thanh bình. Đứng trước cánh đồng hoa kiều mạch đẹp mộc mạc, chắc hẳn bất cứ ai cũng cảm thấy tâm hồn được xoa dịu. Hoa như mang theo thiên nhiên vào không gian để mỗi người đều thỏa sức tận hưởng.
Loài hoa dại giản đơn như con gái bản
Sự giản dị của hoa kiều mạch khiến người ta liên tưởng tới vẻ đẹp mộc mạc của những cô gái bản. Ý nghĩa hoa kiều mạch đại diện cho người con gái vùng cao dịu dàng thanh thoát.
Khi mùa lúa chín qua đi, Tây Bắc bắt đầu bước vào mùa hoa tam giác mạch nở rộ. Hoa nở thành các cánh đồng rộng lớn khiến bất cứ vị khách nào đi qua cũng đều lưu luyến. Loài hoa mang sắc trắng tinh khôi, sau đó nhanh chóng chuyển sang tím phớt hồng, có loại khác ánh tím hồng đậm vô cùng đẹp mắt.
Nguồn gốc hoa kiều mạch
Nguồn gốc hoa kiều mạch gắn với sự tích “cứu đói” lạ lùng. Người dân vùng cao vẫn truyền tai nhau về câu chuyện này.
Ngày xửa ngày xưa có hai nàng tiên Ngô và nàng tiên Gạo gieo trấu và mày ngô vào những khe núi hoang vắng ít người qua lại. Tới một năm kia, nạn đói hoành khắp làng. Dân làng liên tục đi tìm kiến lương thực nhưng dần tuyệt vọng do nguồn thức ăn hết dần.
Đúng lúc nguy cấp đó, người dân ngửi thấy hương thơm thoang thoảng và đi theo hương thơm, ai nấy cũng ngạc nhiên. Thật bất ngờ, trước mắt người dân hiện ra rừng hoa tuyệt đẹp với những cánh hoa nhỏ li ti li ti nở thành từng chùm trải dài suốt từ sườn núi bên này đến bên kia. Khi nhìn kỹ thấy lá hoa hình tam giác ẩn dưới hoa. Dân làng lấy hạt của loài hoa kỳ lạ này để ăn. Chính hạt của loại hoa này không những giúp dân khỏi lo đói, thậm chí họ còn thấy chúng có hương vị ngon chẳng kém so với những loại lương thực khác. Cũng từ đó, người dân không còn tình trạng đói. Cây hoa kiều mạch vì thế cũng được giữ tới ngày nay. Chính nhờ công dụng cứu đói, loài hoa này đã được đặt tên là hoa kiều mạch.
Hiện nay ý nghĩa hoa kiều mạch thể hiện sâu sắc nhất trong việc làm cảnh. Mỗi mùa hoa kiều mạch nở, người dân lại nô nức tới vùng cao để được ngắm nhìn và lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp bên loài hoa này.